Lâm Chí Dĩnh thích thú chèo thuyền thúng, dạo phố cổ Hội An
Ngày 6.3, dưới sự bảo trợ của Tổng lãnh sự quán Đức tại TP.HCM, Merck Healthcare Việt Nam phối hợp cùng bác sĩ sản phụ khoa, tổ chức tọa đàm "Lựa chọn làm mẹ: Có con hay không có con". Tọa đàm nhằm thảo luận về thực trạng mức sinh giảm; tình trạng hiếm muộn, vô sinh; những thách thức mà phụ nữ gặp phải khi quyết định làm mẹ…Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, chia sẻ tại tọa đàm rằng không như trước đây, ngày nay nam nữ trong nước có xu hướng lập gia đình muộn; có gia đình rồi họ trì hoãn việc sinh con. Do nữ ngày nay tham gia nhiều hoạt động xã hội, muốn dành thời gian cho riêng mình để học tập, thăng tiến trong nghề nghiệp. Việc lập gia đình, có con trễ, là yếu tố nguy cơ dẫn đến hiếm muộn, vô sinh. Vì sau tuổi 35 buồng trứng suy giảm dần - yếu tố gây hiếm muộn, vô sinh; nữ ở lứa tuổi này, khi có thai thì tỷ lệ sẩy thai cũng cao hơn.Ngoài lập gia đình và có con muộn, theo Phó giáo sư - tiến sĩ Diễm Tuyết, áp lực đủ thứ từ công việc, cuộc sống, thu nhập, ô nhiễm môi trường, ăn uống... cũng là những yếu tố liên quan đến hiếm muộn, vô sinh. Những yếu tố vừa nêu, cũng ảnh hưởng làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng - minh chứng qua xét nghiệm trong thực tế ở các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn, vô sinh.Có nhiều cặp vợ chồng "chạy sô" nhiều quá (làm 2-3 việc trong cùng ngày để kiếm thêm thu nhập) khiến việc gần gũi, tần suất quan hệ vợ chồng ít đi nên cũng giảm khả năng có thai.Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cũng cho biết thêm, ghi nhận thực tế cho thấy tình trạng hiếm muộn có con ngày càng gặp nhiều hơn ở những cặp vợ chồng trẻ (dưới 30 tuổi).Hiện nay, tỷ lệ hiếm muộn vô sinh chung trên thế giới là khoảng 10%; còn ở Việt Nam tỷ lệ này dao động từ 7 - 10% ở các cặp vợ chồng.Mức sinh cũng là vấn đề được các chuyên gia chia sẻ tại buổi tọa đàm. Theo đó, các chuyên gia cho rằng tình trạng giảm sinh có nhiều nguyên nhân, như: Gia tăng áp lực công việc, cuộc sống; chi phí nuôi con tăng nên các cặp vợ chồng ngại sinh con; ngày nay còn có xu hướng độc thân, hay không muốn có con; việc phụ nữ được tạo điều kiện học tập, phát triển, tham gia các hoạt động xã hội; cơ hội tiếp cận, sử dụng thuốc tránh thai tăng… cũng tác động đến tỷ lệ sinh con.Tiến sĩ Josefine Wallat, Tổng Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM, chia sẻ, ở Đức đã phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ sinh giảm trong nhiều năm, dẫn đến dân số già hóa, lực lượng lao động ngày càng thu hẹp. Điều này ảnh hưởng (tiêu cực) đến sự thịnh vượng của đất nước và làm cho việc chăm sóc người cao tuổi trở nên khó khăn hơn… Còn Phó giáo sư - tiến sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết cho biết, mức sinh trên thế giới và tại Việt Nam ngày càng giảm dần. Mức sinh bình quân của phụ nữ Việt Nam vào năm 2009 là 2,03 con/phụ nữ; nhưng đến năm 2024 chỉ còn 1,91 con/phụ nữ (riêng tại TP.HCM chỉ 1,3 con/phụ nữ) - con số này thấp hơn mức sinh thay thế của thế giới là 2,1 con/phụ nữ. Mức sinh thay thế nghĩa là khi cặp vợ chồng (bố, mẹ) mất đi thì có 2 người con thay thế.Hiện có 50% quốc gia có mức sinh thấp hơn mức sinh thay thế; ước tính đến năm 2050 sẽ là 77% quốc gia. Để cải thiện mức sinh, các chuyên gia cho rằng, cần có sự chung sức của cả xã hội - từ các cặp vợ chồng, gia đình; chính sách phúc lợi, hỗ trợ tài chính về thai sản, điều trị hiếm muộn, vô sinh; kéo dài thời gian nghỉ sinh…
Toàn cảnh sơ duyệt Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Bạn đọc gửi bài dự thi về địa chỉ email: cuocthitanvantho@gmail.com; các tác giả phải gửi kèm tác phẩm thông tin gồm họ tên đầy đủ, bút danh (nếu sử dụng), địa chỉ sinh sống, số điện thoại.
Đại hội thể thao toàn quốc phải chú trọng các môn Olympic, ASIAD
Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần 3 - 2025 là giải đấu được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam giao cho Báo Thanh Niên phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức thường niên trong khoảng thời gian từ kỷ niệm Ngày Truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam 9.1 đến chào mừng Ngày Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26.3 và Ngày Thể thao Việt Nam 27.3.Tại vòng chung kết, 12 đại diện xuất sắc nhất đến từ 6 khu vực đã cùng nhau thi đấu để quyết định ngôi vương. Với khả năng nổi trội, cùng sự tự tin, bản lĩnh trên sân cỏ, các cầu thủ Trường ĐH VH TT và DL Thanh Hóa đã xuất sắc trở thành nhà vô địch khi đánh bại Trường ĐH TDTT Đà Nẵng với tỉ số 2-1. Trong mùa giải năm nay, Bảo hiểm AAA tiếp tục đóng vai trò là nhà tài trợ bảo hiểm tai nạn cho toàn bộ 12 đội bóng. Cụ thể, toàn bộ cầu thủ, ban huấn luyện và đội ngũ hỗ trợ sẽ được bảo vệ trước các rủi ro liên quan đến tổn thương thân thể có thể xảy ra trong suốt quá trình từ tập luyện, di chuyển đến thi đấu ở vòng chung kết. Ông Đoàn Trọng Thắng - Phó tổng giám đốc Điều hành Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA chia sẻ: "Đây là năm thứ hai Bảo hiểm AAA tham gia tài trợ cho Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam. Trong thời gian qua, Bảo hiểm AAA đã rất tích cực đồng hành cùng các hoạt động thể thao cộng đồng dành cho thế hệ trẻ với mong muốn thúc đẩy lối sống lành mạnh, cống hiến, nuôi dưỡng những khát vọng lớn. Trong tương lai, bên cạnh việc theo đuổi chiến lược kinh doanh bền vững, hiệu quả, Tổng Công ty sẽ tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm phù hợp với giới trẻ, đẩy mạnh phát triển công nghệ số để các bạn học sinh - sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm bảo hiểm chất lượng. Từ đó, yên tâm cống hiến hết mình cho những ước mơ, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đất nước". Sau khi Vòng Chung kết Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần 3 - 2025 khép lại, Bảo hiểm AAA sẽ tiếp tục đồng hành cùng Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Quốc tế 2025 sẽ diễn ra từ ngày 22.3 đến 30.3 với vai trò nhà tài trợ sản phẩm bảo hiểm độc quyền cho toàn bộ cầu thủ, tổ trọng tài, ban huấn luyện và đội ngũ hỗ trợ. Trải qua 3 mùa thi đấu, Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của những bạn sinh viên có niềm đam mê với quả bóng tròn. Thông qua giải đấu này, Bảo hiểm AAA hy vọng sẽ tạo ra một môi trường để các bạn sinh viên rèn luyện thể chất, nâng cao tinh thần đoàn kết và sự cống hiến vì cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các bạn trẻ có thể kết nối với nhau, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA là thương hiệu bảo hiểm phi nhân thọ với hơn 20 năm hình thành và phát triển. Với mục tiêu trở thành thương hiệu Bảo hiểm phi nhân thọ hiện đại, Bảo hiểm AAA đã liên tục xây dựng sản phẩm, cải tiến quy trình, chuyển đổi số mạnh mẽ, theo phương châm "NHANH - ĐÚNG - ĐỦ", phù hợp với xu thế thị trường.
Sự kiện này đã phản ánh sự phát triển và phổ biến nhanh chóng của loại hình thể thao mới này trong giới trẻ ngày nay. Tại ASIAD 19 vừa qua tại Hàng Châu, thể thao điện tử lần đầu tiên được đưa vào hệ thống thi đấu chính thức.
Tấp nập khách 'chốt' tour khi Ngày hội Du lịch TP.HCM vừa bắt đầu
Dịp ngày Tình nhân, Đặng Nhật Minh (24 tuổi), quê ở ấp 5, xã An Hữu, H.Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, cho biết anh cùng bạn gái dự định đi đến trung tâm thương mại ở TP.Vĩnh Long để xem phim, sau đó sẽ đi ăn tối. Ngoài ra, anh cũng chuẩn bị một món quà thiết thực hơn là hoa hồng hay món đồ trang trí để gửi tặng đến bạn gái nhân ngày Valentine. Theo Minh việc chọn quà cho người yêu không khó, anh thường quan sát bạn đang thiếu món đồ nào để tặng.

Khách tây leo cột mỡ, bịt mắt bắt vịt ở Fansipan
Giải pháp bảo mật đồng hành cùng chuyển đổi số
Những ngày giáp Tết, bầu không khí thêm phần náo nhiệt với những âm thanh sống động. Tiếng nhạc xuân rộn rã len lỏi qua từng con phố, tiếng rao hàng, tiếng người mua kẻ bán rôm rả trong phiên chợ Tết, tiếng xe cộ inh ỏi, tiếng cười đùa của con trẻ hòa cùng tiếng quân cờ gõ nhịp của bậc cao niên… Tất cả tạo nên một "bản giao hưởng" ngày Tết quen thuộc, trở thành mảng ký ức riêng trong lòng mỗi người.Hòa cùng nhịp sống những ngày cuối năm còn là tiếng tí tách của bếp lửa nấu bánh chưng, tiếng lách cách gói ghém từng món đồ Tết, tiếng ba mẹ dặn dò các con trở về nhà, tiếng "ting ting" báo hiệu các khoản lương, thưởng nồng hậu. Những thanh âm chân thực ấy đã được Viettel Money khéo léo tái hiện trong TVC "Thanh Âm Ngày Tết", mang đến cho người xem cảm giác gần gũi, ấm áp. Khai thác chất liệu đời thường, TVC Tết của Viettel Money ghi lại những khoảnh khắc sum vầy ngày cuối năm, mà ở đó người xem dễ dàng bắt gặp hình ảnh của chính gia đình mình: đó là nụ cười rạng rỡ của ông bà, ánh mắt háo hức của trẻ nhỏ, hình ảnh cha mẹ chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà lì xì con cháu, hay những đứa trẻ cùng nhau đùa nghịch. Chính những âm thanh đời thường, mộc mạc ấy đã tạo nên nét đặc trưng của Tết trong ký ức mỗi người, lưu giữ những kỷ niệm ấm áp khi cả nhà cùng đón xuân mới.Với nhịp điệu rộn ràng, góc máy ấn tượng, TVC khéo léo nhắc nhớ về tầm quan trọng của hai chữ "đoàn viên". Dù cuộc sống hiện đại có xô bồ bận rộn, khiến ta đôi lúc thờ ơ với những điều thân quen, nhưng chính nhờ thanh âm ngày Tết, cảm xúc đoàn viên như vỡ òa. Những âm thanh ấy thôi thúc mỗi người tạm gác âu lo, nhanh chóng trở về bên gia đình, cùng gửi trao niềm tin và hy vọng về một năm mới an lành, thịnh vượng.Nếu như trước đây, Tết chỉ xoay quanh hương trầm thoang thoảng, tiếng nói cười rộn ràng, thì ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, Tết đã khoác lên mình diện mạo mới. Người trẻ lẫn bậc trung niên đều đã quen với những tiện ích hiện đại, từ thanh toán thiết yếu, đặt vé xe, cho đến việc chuyển tiền cho con cháu qua điện thoại. Giữa những thanh âm truyền thống, tiếng "ting ting" báo giao dịch thành công trên các ứng dụng tài chính số dần trở nên quen thuộc, gần gũi hơn với mỗi người, khơi dậy niềm tin về một tương lai hiện đại hơn, sung túc hơn cho mọi nhà.Ngay từ những ngày đầu, Viettel Money đã là đơn vị tiên phong, đồng hành cùng Chính phủ trên hành trình phổ cập thanh toán không tiền mặt. Chỉ sau 2 năm triển khai, Viettel Money với Mobile Money, đã thành công đưa thanh toán số đến gần hơn với người dân khắp mọi miền đất nước. Các giao dịch tài chính số trên Viettel Money đã được lan tỏa từ thành thị đến nông thôn, cả những vùng miền núi, hải đảo xa xôi, giúp người dân tiếp cận phương thức thanh toán hiện đại chỉ với một chiếc điện thoại, nâng cao chất lượng cuộc sống và mở ra không ít cơ hội phát triển. Những năm gần đây, Viettel Money tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, với việc đẩy mạnh phổ cập tài chính số với các dịch vụ như đầu tư, tích lũy, tiết kiệm, bảo hiểm…, đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng.Khởi động năm 2025 với chiến dịch Thần tài chính với điểm nhấn là TVC "Thanh âm ngày Tết", Viettel Money gửi gắm thông điệp tôn vinh giá trị tình thân và sự đoàn viên trong ngày xuân, đồng thời mở ra niềm hy vọng về một tương lai thịnh vượng hơn, sôi động hơn cho mọi thế hệ người Việt. Cùng với đó, chiến dịch còn có các chương trình khuyến mãi Combo Tiền Tỵ với tổng giá trị ưu đãi lên đến hàng tỷ đồng. Các Combo Tiền Tỵ bao gồm Tỵ Phát Tài (hỗ trợ tích lũy tài sản), Tỵ Sum Vầy (kết nối gia đình qua dịch vụ di chuyển, du lịch), Tỵ "No" Lo (hỗ trợ tài chính linh hoạt) và Tỵ Rộn Ràng (ưu đãi viễn thông, dịch vụ tích hợp) đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của người dân dịp Tết này.Không chỉ dừng lại ở các chương trình ưu đãi, Viettel Money còn mang tài lộc và thịnh vượng tới mọi nhà với thử thách "Truy tìm Thần Tài Chính", kết hợp cùng KOL/KOC (người nổi tiếng) sản xuất nội dung sáng tạo, giới thiệu các dịch vụ tài chính trên Viettel Money. Người tham gia chỉ cần nhấn vào link dịch vụ được chia sẻ để có cơ hội nhận phần quà hấp dẫn, đồng thời khám phá các giải pháp tài chính tiện lợi cho năm mới. Bên cạnh đó, hành trình thiện nguyện "Chuyến share hy vọng" đến những vùng sâu vùng xa, Viettel Money mang những phần quà có giá trị, chung tay thắp lên hy vọng về cuộc sống mới, no ấm và đủ đầy hơn về mặt tài chính cho tất cả mọi người. Không chỉ tiên phong trong chuyển đổi số, Viettel Money còn nỗ lực đóng góp cho cộng đồng, lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc.Hãy cùng Viettel Money hòa mình vào "Thanh âm ngày Tết" và tận hưởng một mùa Tết đoàn viên ấm cúng, đủ đầy và ngập tràn yêu thương, tiếp thêm động lực cho hành trình mới thêm sung túc và thịnh vượng.
Đến miền Tây, 'hết nước chấm' với khô cá thát lát một nắng chiên giòn
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.
eu9 ph
Nghị định 30 quy định tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, gồm: người lao động có thu nhập thấp là người lao động thuộc hộ gia đình (không bao gồm người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo).Trong đó, tại khu vực nông thôn có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,25 triệu đồng trở xuống.Khu vực thành thị có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 3 triệu đồng trở xuống.Nghị định 30 cũng nêu rõ, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Đây cũng là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư phải tổ chức rà soát, xác định người lao động có thu nhập thấp áp dụng theo quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.Địa phương sẽ có giấy đề nghị xác định người lao động có thu nhập thấp, quyết định công nhận danh sách người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn. Thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trong khả năng bố trí ngân sách của T.Ư và địa phương, bảo đảm đúng mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả theo quy định.Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Chương trình đã xác định nguồn vốn cho cả giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm để hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng, trong đó có đối tượng là người lao động có thu nhập thấp.Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị là 9,3 triệu đồng/tháng, khu vực nông thôn là 6,7 triệu đồng/tháng.Tính chung năm 2024, thu nhập bình quân tháng của người lao động là 7,7 triệu đồng/tháng, tăng 8,6% so với năm trước. Trong đó, thu nhập của lao động nam gấp 1,34 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ.Đáng chú ý, khảo sát cũng chỉ ra mức sống tối thiểu của người dân năm 2024 được xác định là 1,8 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, do chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, đặc biệt tại TP.HCM và Hà Nội, những người có thu nhập trên 5,4 triệu đồng/tháng cũng phải chật vật để trang trải cuộc sống.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư